*

Đang xem: Bảng theo dõi mạch nhiệt độ huyết áp

Chuẩn đầu ra bài học/ mục tiêu bài học:1. Vận dụng được hiểu biết về mục đích, chỉ định để áp dụng và giải thích lý do đo DHST trên người bệnh giả định. (CĐRMĐ 1).2. Giải thích được các chỉ số bình thường, bất thường để đánh giá tình trạng NB trong tình huống LS. Vận dụng được các quy tắc khi tiến hành đo DHST để đảm bảo kết quả chính xác (CĐRMĐ 2).3. Tiến hành kỹ thuật đo DHST đúng quy trình trong tình huống dạy học cụ thể tại phòng tiền lâm sàng. Tôn trọng tính cá biệt của từng ca bệnh. (CĐRMĐ 3).4. Theo dõi, phát hiện, dự phòng và xử trí các tai biến có thể xảy ra trong và sau khi thực hiện KT trong các tình huống dạy học cụ thể. (CĐRMĐ 4).5. Thể hiện được thái độ ân cần, tôn trọng trong giao tiếp và thiết lập được môi trường CSNB an toàn trong các tình huống dạy học cụ thể tại các phòng tiền lâm sàng. (CĐRMĐ 2,5).6. Rèn luyện được tác phong nhanh nhẹn trong kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm. (CĐRMĐ 6).NỘI DUNG1. Đại cươngDấu hiệu sinh tồn (dấu hiệu sống) bao gồm: nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhịp thở là những dấu hiệu chỉ rõ sự hoạt động của các cơ quan, phản ánh chức năng sinh lý của cơ thể.Dấu hiệu sống được duy trì ở một giá trị nhất định để duy trì sự sống của con người. Nếu các giá trị này thay đổi vượt ra khỏi ngưỡng bình thường sẽ làm cho các chức năng khác trong cơ thể con người mất cân bằng và sinh bệnh, có thể dẫn đến tử vong.Theo dõi dấu hiệu sinh tồn giúp phát hiện những bất thường của người bệnh. Ngoài ra những thay đổi về tình trạng sinh lý cơ thể, những đáp ứng về thể chất, môi trường, tâm lý đều gây ảnh hưởng đến dấu hiệu sinh tồn. Những thay đổi này có thể xảy ra rất đột ngột hay kéo dài một khoảng thời gian. Do đó, bất kỳ sự thay đổi nào của dấu hiệu sinh tồn đều cần được ghi nhận và báo với bác sĩ để có những can thiệp kịp thời.1.1. Nhiệt độ– Con người là động vật đẳng nhiệt, bởi vậy nhiệt độ cơ thể ít chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường. – Nhiệt độ trung tâm là nhiệt độ ở các phần sâu của cơ thể như gan, não, các tạng. Bình thường nhiệt độ trung tâm ổn định quanh chỉ số 370C.- Nhiệt độ ngoại vi là nhiệt độ da hay bên ngoài của cơ thể, có thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường, thường thấp hơn nhiệt độ trung tâm.- Thân nhiệt cân bằng nhờ hai quá trình: sinh nhiệt và mất nhiệt.  Sinh nhiệt: là do chuyển hóa tức là phản ứng hóa học của tế bào, sinh nhiệt bao gồm: Sự co mạch; Sự vận động, co cơ, rung giật cơ; Chuyển hóa các chất; Hoạt động của hệ nội tiết. Mất nhiệt: là quá trình vật lý của cơ thể tiếp xúc với môi trường, thải nhiệt qua các hình thức; Qua da; Sự bài tiết qua hơi thở, mồ hôi, giảm khối lượng tuần hoàn; Sự giãn mạch ngoại biên; Do ức chế thần kinh.- Nhiệt độ cơ thể còn chịu sự kiểm soát của trung khu điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi (Hypothalamus) và được duy trì trong giới hạn hẹp.1.2.

Xem thêm:

Xem thêm:

Nhịp thở– Hô hấp là quá trình trao đổi khí (O2 và CO2) giữa cơ thể với môi trường.- Hô hấp gồm 2 động tác: hít vào (chủ động) và thở ra (thụ động).- Các cơ tham gia vào quá trình hô hấp: cơ hoành, cơ liên sườn, cơ thang, cơ ức đòn chũm …- Điều hòa chức năng hô hấp do trung khu hô hấp ở hành não điều khiển1.3. Mạch- Mạch là sự nảy nhịp nhàng theo nhịp tim khi đặt tay lên động mạch nhờ tính đàn hồi và co giãn của mạch máu.- Bắt mạch cũng là phương pháp biết được số nhịp đập của tim.1.4. Huyết áp Huyết áp (HA) là áp lực của máu trên thành động mạch. Trong thời kỳ tâm thu, huyết áp trong động mạch lên cao nhất gọi là huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu). Trong thời kỳ tâm trương, huyết áp trong động mạch xuống thấp nhất gọi là huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương). Các yếu tố tạo nên huyết áp:- Sức co bóp của tim- Sự co giãn (đàn hồi) của động mạch- Lực cản ngoại vi (khối lượng máu, độ quánh của máu, sức cản của thành mạch)- Yếu tố thần kinh2. Mục đích– Kiểm tra sức khỏe định kỳ.- Chẩn đoán bệnh.- Theo dõi tình trạng bệnh, diễn biến bệnh.- Theo dõi kết quả điều trị và chăm sóc.3. Chỉ định– Kiểm tra sức khỏe- Khi tiếp nhận người bệnh- Người bệnh đang nằm điều tại các cơ sở y tế- Người bệnh trước và sau phẫu thuật, làm một số thủ thuật (truyền, chọc dịch …)- Trước và sau dùng một số thuốc ảnh hưởng đến hô hấp, tim mạch (thuốc an thần, giảm đau, trợ tim …)- Tình trạng người bệnh có những thay đổi (hôn mê, đau, đi ngoài …).- Khi có chỉ định của bác sĩ- Bàn giao ca trực đối với người bệnh nặng.- Người bệnh nhập viện, xuất viện, chuyển khoa, chuyển viện.4. Quy tắc đo dấu hiệu sinh tồn– Đối với người bệnh đang nằm viện, theo dõi 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều, cho dù người bệnh có dấu hiệu sinh tồn ổn định. Trong trường hợp tình trạng người bệnh nặng thì cần theo dõi nhiều lần hơn và theo chỉ định của bác sĩ.- Kiểm tra dụng cụ đo trước khi đo- Cho người bệnh nghỉ ngơi tại giường trước khi đo 10 – 15 phút.- Không làm các thủ thuật khác trong khi đo.- Báo bác sĩ nếu thấy bất thường khi đo.- Ghi chép kết quả phải trung thực và chính xác.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến dấu hiệu sinh tồn5.1. Yếu tố sinh lý– Tuổi- Giới- Vận động, tập luyện- Tăng thân nhiệt: tăng 10C, nhịp thở tăng 2 – 3 nhịp/ phút, mạch tăng thêm 8 – 10 lần/ phút- Xúc động, lo lắng, sợ hãi5.2. Dùng thuốc Thuốc chống loạn nhịp, giãn mạch làm mạch chậm. Thuốc giảm đau liều cao làm mạch tăng. Thuốc gây mê làm mạch chậm. Thuốc kích thích: cafein gây mạch tăng. Thuốc trợ tim (digoxin) làm mạch chậm.5.3. Yếu tố bệnh lý– Bệnh hô hấp, tim mạch, trường hợp cấp cứu …6. Đơn vị tính– Mạch: lần/ phút- Nhiệt độ:  Thân nhiệt là nhiệt độ có thể, được ký hiệu T° Độ C: Celcius, ký hiệu: 0C Độ F: Fahrenheit ký hiệu: 0F Chuyển đổi đơn vị độ F và độ C: 0F = C x 9/5 + 32 0C = (F – 32) x 5/9- Huyết áp: mmHg- Nhịp thở: lần/ phút7. Giới hạn chỉ số dấu hiệu sống7.1. Mạch

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *